Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
Tỏi tươi có thành phần chính là allicin, hợp chất này dễ bị enzym alinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cysteine (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.
Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng - một sự bất tiện và khá “nhạy cảm” khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.
Tỏi đen có nhiều công dụng, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý tình trạng sức khỏe cũng như mục đích sử dụng, tránh bị lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Theo khoa học nghiên cứu, những người sử dụng tỏi đen trong một thời gian dài sẽ dẫn đến mắt bị tổn thương, giảm thị lực. Tỏi đen không dành cho những người mắc các bệnh về mắt, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai....
Khi đi vào cơ thể, tỏi đen sẽ sản sinh ra chất gây ức chế tiết dịch làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến chức năng gan bị suy giảm. Những người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi đen sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn, người đang điều trị bệnh gan ăn tỏi đen sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, không tốt cho sức khỏe.
Những người đang mắc bệnh về thận không nên ăn tỏi đen, do tỏi đen là những thực phẩm hăng, cay khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với thuốc điều trị thận gây lên các tác dụng phụ không mong muốn. Ăn tỏi đen dẫn đến thuốc không có tác dụng, làm bệnh tái phát trở lại ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
Những người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi đen do tỏi đen sẽ làm tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như tắc nghẽn đường ruột làm cho người bệnh nặng hơn.
Những người huyết áp thấp cũng nên cân nhắc đến việc ăn tỏi đen vì nó có thể gây biến chứng cho sức khỏe. Những người đang mang thai cũng không nên ăn quá nhiều tỏi đen hay lạm dụng nó để chữa bệnh...
Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp 2- 4 củ tỏi đen/ ngày. Dùng tốt nhất là vào buổi sáng trước bữa ăn, bạn nhai kỹ sau đó uống ngay 1 cốc nước lọc.
Lấy 3-5 gam tỏi đen cùng một chén nước ấm cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, dùng rây lọc thực phẩm để loại bỏ bã. Bạn có thể uống luôn nước ép tỏi đen hoặc dùng cùng sinh tố, nước ép trái cây. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể xay nhuyễn tỏi đen với số lượng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Lấy khoảng 125-150g tỏi đen bóc bỏ vỏ và để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh, đổ mật ong vào cho ngập kín tỏi đen; ngâm trong 3 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi ngày bạn ăn khoảng 3 củ tỏi đen và một thìa mật ong, chia đều ra các bữa ăn trong ngày.
Tỏi đen với mật ong hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giúp hạn chế lão hóa, làm đẹp da.
Lấy 250g tỏi đen đã bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh trong khoảng 10 ngày có thể dùng được. Mỗi ngày bạn dùng 2-3 lần, mỗi lần bạn dùng 30-40 ml sau bữa ăn giúp phát huy công dụng tối ưu của tỏi đen.
Tỏi đen ngâm rượu là một bài thuốc giúp cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất, có khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch.
Nguyên liệu làm tỏi đen:
Chú ý cách chọn tỏi:
Bạn nên chọn những củ tỏi tươi, to và tròn đều, không bị bầm dập hay xây xát. Dùng tỏi cô đơn (hay còn gọi là tỏi 1 nhánh, tỏi mồ côi) để làm tỏi đen là tốt nhất vì có nhiều dưỡng chất, dễ chế biến và khi ăn dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, nếu không tìm được loại tỏi cô đơn ưng ý thì có thể chọn tỏi tép thay thế.
Các bước thực hiện
Tỏi bóc bỏ một lớp vỏ bên ngoài để loại đi bụi bẩn, cắt bỏ cuống củ tỏi nếu dài quá. (Nếu tỏi đang ở trạng thái ẩm thì nên phơi khô sau đó bóc lớp vỏ, cắt cuống).
* Sử dụng bia
* Không sử dụng bia
Bạn cũng có thể không cần lên men tỏi bằng bia mà vẫn ra được tỏi đen thành phẩm. Nếu không sử dụng bia, bạn có thể bỏ qua bước này và chuyển sang bước ủ tỏi bằng nồi cơm điện.
Bạn có thể ủ tỏi bằng một vài cách khác nhau sau đây:
* Ủ tỏi bằng nồi cơm điện
* Ủ tỏi bằng máy
Tỏi sau khi được ngâm với bia thì xếp lần lượt vào khay, cho vào máy làm tỏi rồi chọn chế độ làm tỏi đen. Khi tỏi đen lên men kết thúc máy sẽ tự động chuyển về chế độ chờ.
* Ủ tỏi bằng nồi áp suất
Nồi áp suất cũng có chế độ như nồi cơm điện, các bạn làm tỏi đen như thực hiện với nồi cơm điện. Nồi áp suất sẽ có nguồn điện ổn định hơn, vì vậy làm tỏi sẽ có được mẻ tỏi đen ngon, nhiều dinh dưỡng.
6. Một số lưu ý khi làm và bảo quản tỏi đen
- Để bảo quản tỏi đen được tốt nhất, bạn nên cho toàn bộ túi tỏi đen vào 1 chiếc hộp giấy hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín.
Lưu ý: khi đã mở bao bì (hoặc không có túi hút chân không) nên dùng hết trong 1 tuần.
Lưu ý: Nếu đã mở bao bì hút chân không (hoặc không có hút chân không) thì bảo quản tỏi đen trong hộp kín ở ngăn mát, chỉ dùng trong vòng 2-3 tuần. Nếu để lâu, tỏi sẽ dễ bị nấm mốc.
Trên đây là một số tác dụng của tỏi đen Gaha muốn giới thiệu đến mọi người. Nó vừa là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Hãy thử làm ngay nhé!